Home » Archives for tháng 7 2015
Danh mục thuốc diệt mối được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2015
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/01/2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
![]() |
Danh mục thuốc diệt mối được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2015 |
- Trích danh mục thuốc diệt mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho được phép sử dụng, cấm sử dụng năm 2015 ====> Tải file
- Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/1/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ====> Tải file
Loài mối nào nguy hại nhất?
Trên thế giới có trên 2700 loài mối, ở Việt Nam hiện đã phát hiện 106 loài mối. Mỗi loài đều có đặc điểm khác nhau. Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài chuyên ăn bên trong gỗ….
![]() |
Loài mối nào nguy hại nhất |
Loài mối nào nguy hại nhất?
Mỗi công trình nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây cối đều có thể bị các loài mối gây hại nếu không có các biện pháp phòng chống mối hữu hiệu. Tuy nhiên mức độ gây hại của các loài mối cũng khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống Coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes.
Các loài mối Coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
Các loài mối đất chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.
Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gó tỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con. Phân thải ra có dạng hạt cải.
Mối gây hại gì?
- Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
- Phá hủy các giấy tờ, tài liệu quan trọng.
- Phá huỷ hệ thống dây cáp điện ngầm và có thể gây chập điện.
- Gây sụt lún cho nền móng công trình.
- Gây gãy, đổ, chết cây trồng.
Nhận biết các dạng thuốc diệt mối, thuốc diệt côn trùng và thuốc bảo vệ thực vật
Thông thường tên thương mại của một sản phẩm thuốc diệt mối, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật bao gồm 3 thành phần:
![]() |
Nhận biết các dạng thuốc diệt mối, thuốc diệt côn trùng và thuốc BVTV |
1. Tên thương mại: Do công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa công ty này và công ty khác.
2. Hàm lượng hoạt chất: Được diễn giải dưới các dạng đơn vị đo lường khác nhau, ví dụ như g/kg; g/L; % (w/w) hoặc % (v/v)…
3. Dạng thành phẩm:
Các loại thuốc diệt mối, thuốc diệt côn trùng và thuốc BVTV dạng thành phẩm có đặc điểm nhận biết như sau:
Dạng thuốc | Chữ viết tắt | Ghi chú |
Nhũ dầu | ND, EC | Thuốc ở thể lỏng, trong suốt, tan hoàn toàn trong nước. Dễ bắt lửa cháy và nổ. |
Dung dịch | DD, SL, L, AS | Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa. |
Bột hòa nước | BTN, WP, DF, WDG | Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù. |
Huyền phù | FL, FC, SC | Dạng lỏng, dễ phân lớp, thể huyền phù, trước khi dùng phải lắc. Phân tán vào nước tạo huyền phù như WP |
Hạt | H, G, GR | Chủ yếu rải vào đất |
Dạng sữa | EW | Sữa nước trong dầu. Lắc đều trước khi sử dụng |
Thuốc phun bột | D, BR | Dạng bột mịn, không tan trong nước. |
Nhận biết độ độc của các loại thuốc diệt mối, thuốc bảo vệ thực vật
Khi sử dụng các loại thuốc diệt mối, thuốc khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật chúng ta phải nhận biết được độ độc của từng loại thuốc qua nhãn mác của bao bì sản phẩm để từ đó cân nhắc việc nên sử dụng loại thuốc gì cho thích hợp.
![]() |
Nhận biết độ độc của các loại thuốc diệt mối, thuốc bảo vệ thực vật |
- Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
- Vạch màu xanh trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, , thuộc loại ít độc.
- Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc rất nhẹ.
Một số biểu tượng cần chú ý trên bao bì thuốc diệt mối, thuốc khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật:
![]() |
Một số biểu tượng cần chú ý trên bao bì thuốc diệt mối, thuốc bảo vệ thực vật |
Thuốc diệt côn trùng Deltox 10SC
Thuốc diệt côn trùng Deltox 10SC có khả năng chống các côn trùng có hại trong nhà và nơi công cộng như ruồi, muỗi...Đặc biệt là hóa chất này rất an toàn cho người và môi trường, thời gian hiệu quả kéo dài trong nhiều tuần lễ.
![]() |
Thuốc diệt côn trùng Deltox 10SC |
- Thành phần của thuốc có hoạt chất Deltamethrin có khả năng chống các côn trùng có hại trong nhà và nơi công cộng như ruồi, muỗi...Đặc biệt là hóa chất này không gây cháy nổ, rất an toàn cho người và môi trường, thời gian hiệu quả kéo dài trong nhiều tuần lễ.
- Pha với nước tỷ lệ 1:100 và phun khắp lên các khu vực cần xử lý. Lưu ý: nếu khu vực xử lý trong nhà nên phun xung quanh chu vi 04 vách tường, phun vào các góc khuất, góc tối…
- Phun không gian diệt muỗi vằn – phòng chống và dập dịch sốt xuất huyết. Dùng diệt muỗi định kỳ tại các khu dân cư, diệt ruồi, nhặng, ngăn chặn dịch ruồi tại các cơ sở chế biến thực phẩm, cơ sở chăn nuôi gia súc.
- Để đảm bảo là Thuốc diệt côn trùng Deltox 10SC được dùng với hiệu quả tối đa, không nên phun lúc ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc lúc tốc độ gió vượt quá 10 km/giờ hay trong lúc gió lốc, bụi hoặc mưa khi diệt muỗi trong nhà và chu vi bên ngoài bán kính 01 m.