Diệt mối giá rẻ

Diệt chuột giá rẻ

Mọt ăn chất gì trong gỗ để sống?


Xin hỏi tại sao con mọt lại thích ký sinh ở gỗ? Gỗ rất khô và cứng mọt ăn chất gì trong gỗ để sống? (Nguyễn Quang Thắng)

Mọt gỗ là côn trùng cánh cứng thuộc chi Euophryum có thể đục phá gỗ khô, gỗ tươi. Vào đêm khuya thanh vắng có thể nghe thấy tiếng đục gỗ của mọt gây khó ngủ cho nhiều người. Hiện tượng mối mọt phổ biến nhất đối với đồ dùng gia đình là gỗ, tre, nứa.
Mọt ăn chất gì trong gỗ để sống?
Mọt và xén tóc hại gỗ

Con trưởng thành dài từ 2,5 đến 5 mm. Có màu nâu đỏ cho đến đen. Có đầu vòi dài, thân hình trụ, chân ngắn. Ấu trùng có hình chữ C màu kem, nhăn nhúm và không có chân, có 11 đốt. Con cái đào lỗ và đẻ từng trứng một. Trứng có màu trứng, mềm, bóng và phẳng một đầu. Trứng nở trong vòng 16 ngày. Ấu trùng trú trong cây trong khoảng 6 tháng đến một năm.

Chúng bắt đầu lột xác ở gần bề mặt trong khoảng hai đến ba tuần. Con trưởng thành khoét thân cây để chui ra ngoài vào mùa hè và sống được khoảng 1 năm. Đầu tiên chúng đục lỗ chui vào rồi ẩn mình trong đó sinh sống và đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, sâu non tiếp tục đào hang ăn gỗ cho đến khi trưởng thành.

Chúng tiêu hóa được gỗ do trong ruột của chúng cũng như trong ruột mối có cả một khu hệ vi sinh vật có khả năng phân hủy và chuyển hóa chất xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) thành các đường đơn dễ hấp thụ.

Có thể phòng tránh mọt gỗ bằng cách sơn hay đánh vecni thật kỹ bên ngoài mặt gỗ. Thời tiết nóng, ẩm là thời điểm lý tưởng để mối mọt “tung hoành” trong đồ dùng gia đình như các giá sách, tủ quần áo, bàn học, cánh cửa làm bằng gỗ, tre, nứa…

                                          Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Nông Nghiệp

Xem thêm: Diệt côn trùng
Xem ngay…

Thuốc diệt mối mọt Cislin 2.5EC


Thuốc diệt mối mọt  CISLIN 2.5EC : Sản phẩm của Bayer AG Thái Lan
 - Qui cách chai : 1 lít   
-  Công dụng: 
CISLIN 2.5EC có thể dùng để xử lý bảo quản dài hạn:
- Gỗ mới chặt hạ
- Gỗ xẻ, thành phẩm.
- Tre, nứa, trúc...
Thuốc diệt mối mọt Cislin 2.5EC
Thuốc diệt mối mọt Cislin 2.5EC
Thuốc diệt mối CISLIN 2.5EC xử lý bảo quản rất tốt các phần gỗ tạp, gỗ giác.
Thuốc diệt mối CISLIN 2.5EC có tính tồn lưu và ổn định cao, dùng để xử lý bảo quản cũng như tiêu diệt các loài sâu mọt hại gỗ.
Thuốc diệt mối CISLIN 2.5EC diệt trừ mối, mọt đồng thời không làm yếu tính chất cơ lý của gỗ , mà càng làm tăng độ bền kéo dài thời hạn sử dụng.
Thuốc diệt mối CISLIN 2.5EC dùng để xử lý các loài mối gỗ khô, mọt, bọ vỏ cây mọt đục lỗ ....ngăn chặn và tiêu diệt trứng, ấu trùng. Đồng thời với việc phòng trừ côn trùng, CISLIN 2.5EC cũng ngăn chặn bào tử nấm mốc do côn trùng mang lại có thể gây ố màu và mục gỗ .
Thuốc diệt mối CISLIN 2.5EC dùng bằng cách phun, quét, nhúng. Đối với ấu trùng lớn ở sâu trong các đườ­ng hầm thì phải bơm hoặc tiêm thuốc với áp lực càng cao càng tốt.
-Tr­ường hợp cần bơm tiêm thuốc cần 10-20ml cho một lỗ cách nhau 30cm.
- Để trị mối gỗ khô và côn trùng, cần phun quét đẫm bề mặt nhất là các lỗ mọt, kết hợp bơm tiêm thuốc.
-   Tỷ lệ pha
Loại gỗ
Yêu cầu bảo vệ
Tỷ lệ pha loãng
Áp dụng
Cây mới đốn
Trung hạn ( 3-6 tháng)
100ml/10 lít dầu lửa
 Phun lên khắp bề mặt sau khi đốn
Gỗ mới xẻ, mây tre, Palet
Ngắn hạn (vài tháng)
Dài hạn (vài năm)
100ml/100 lít nước
100ml/50 lít nước
Nhúng, phun hay phết lên toàn bộ các bề mặt
Gỗ mềm
Thiệt hại độ 1
Tối thiểu 125ml/m 3 gỗ
Tẩm hút chân không
Ván ép
Dài hạn
8ml/1kg keo
Trộn trong keo
Gỗ thành phẩm (Bàn ghế, giường tủ, gỗ xây dựng)
Xử lý phòng chống côn trùng nhiều năm
100 ml/10 lít dầu không gây ố hoặc dầu lửa
Phun hay phết lên bề mặt( 200ml dung dịch/m 2 )
Thời gian cách ly: 3 giờ sau khi xử lý. Ghi chú: Để phun bề mặt hay phết: dùng 200 – 300ml dung dịch đã pha mỗi m2.
Đóng chai: Chai 1 lít
Chú ý về an toàn:
  • Thuốc diệt mối mọt Cislin có thể gây ngứa da, mắt và niêm mạc mũi tạm thời.
  • Tránh làm việc trong hơi sương thuốc, nếu không phải mặc quần áo bảo hộ, mang găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi sử dụng thuốc.
  • Sau khi sử dụng thuốc diệt mối xong phải thay ngay quần áo và tắm giặt kỹ.
  • Nguy hiểm cho cá, không đổ hóa chất làm ô nhiễm ao hồ, kênh mương.

Xem ngay…

Sử dụng thuốc diệt mối an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường


Để sử dụng thuốc diệt mối an toàn thì người sử dụng phải được qua lớp huấn luyện an toàn lao động.

Trong khi phun thuốc diệt mối, người sử dụng phải được trang bị bảo hộ lao động (quần áo, kính, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng, mặt nạ..) để tránh hít phải thuốc; tránh tiếp xúc với da, mồm, mắt và mũi; không hút thuốc, ăn, uống. Trường hợp dính thuốc vào người cần thay ngay đồ bảo hộ lao động và rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước sạch. Sau khi sử dụng thuốc diệt mối phải rửa sạch chân tay hay tắm và rửa, giặt sạch trang bị bảo hộ lao động.
Sử dụng thuốc diệt mối an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường
Sử dụng thuốc diệt mối an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường
Phải chuyển thức ăn, thực phẩm, nước uống…đến nơi khác trước khi phun thuốc. Đối với các dụng cụ đựng và chế biến thức ăn, nếu không có điều kiện di chuyển thì những dụng cụ này phải được che đậy cẩn thận. Sau khi phun thuốc, phải được lau hoặc rửa sạch chúng bằng nước xà phòng.

Khi xử lý thuốc diệt mối phải ngắt mạch điện nơi có đường dây điện trần hoặc dây điện bị hỏng lớp bảo vệ. Trong khi xử lý thuốc có dung môi dầu, phải tắt nguồn lửa, cắt nguồn điện ở khu vực phun để tránh cháy nổ.

Trước khi khoan lỗ để thực hiện các phần việc: Lập hàng rào phòng mối ngầm bên trong và ngoài công trình, xử lý phần tường tiếp giáp với các khuôn cửa gỗ, xử lý nền tầng 1, xử lý các kết cấu gỗ và vật liệu chứa xen lu lô. Cần phải hiểu biết đầy đủ sơ đồ mạng lưới hệ thống (điện, cấp và thoát nước, điện thoại, viễn thông, cáp kỹ thuật khác…) để tránh khoan vào các chỗ đó gây nguy hiểm tính mạng và làm hỏng các hệ thống này. Người sử dụng thuốc diệt mối phải tuân theo hướng dẫn sử dụng, bảo quản…như đã ghi trên bao bì và nhãn thuốc.

Kho bảo quản thuốc diệt và phòng mối phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(Theo quyết định số 145/2002 QĐ-BNN ngày 18/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):
-   Địa điểm kho bảo quản thuốc ( ngoài khu công nghiệp) phải được chấp thuận bằng văn bản của chính quyền địa phương có thẩm quyền;
-   Kho phải được xây dựng vững chắc, bằng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy hoạt động.
-   Kho phải có các dụng cụ chữa cháy, phòng độc, cấp cứu và có biển cảnh báo theo quy định của Nhà nước.


LIÊN HỆ DỊCH VỤ DIỆT MỐI TẬN GỐC:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ 24H
Điện thoại: (04) 668 03 013  -  Hotline: 0986 440 222
Email : dietmoi24h@gmail.com   
Website:       http://dietmoi24h.vn
                                http://dietmoikhutrung.net
Xem ngay…

Thuốc diệt côn trùng Peme UK 50 EC

Thuốc diệt côn trùng PERME UK 50 EC diệt trừ rất hiệu quả đối với muỗi, ruồi, kiến, gián, bọ chét. Là sản phẩm phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản..., không ảnh hưởng đến sức khỏe con người sử dụng và môi trường. Thuốc ít mùi, không gây hoen ố bề mặt khi phun.

Quy cách sản phẩm: Đóng chai : 01 Lít
Nước sản xuất:  Anh quốc
Thuoc diet con trung PERME UK 50 EC
Thuốc diệt côn trùng PERME UK 50 EC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG PERME UK 50 EC
Thuốc được pha chế đặc biệt để chỉ pha loãng với nước và dùng để phun không gian trong nhà hay ngoài nhà dưới, với thể tích cực nhỏ nhằm mục đích diệt các loại côn trùng.
Tỷ lệ pha loãng:

Mục đích sử dụng
Tỷ lệ pha
Mức áp dụng
Phun diệt muỗi
150 – 200ml/10 lít
5 lít dung dịch sau khi pha/100m2
Phun diệt gián
100 ml/10 lít
Phun vào góc tường nơi gián đi qua
Phun ULV trong nhà
250 ml/1 lít
20 ml dung dịch sau khi pha/nhà
Phun ULV ngoài nhà
250 ml/1 lít
1 lít/ha
Lưu ý: Tỷ lệ pha còn phụ thuộc vào thực trạng sử dụng thuốc diệt côn trùng ở địa bàn, tuỳ tình hình thực tế ở địa phương mà cán bộ y tế quyết định tỷ lệ pha phù hợp.
Phun kỹ bề mặt và các hốc kẹt nơi côn trùng thường qua lại hay trú đậu. Có thể sử dụng để xua đuổi ruồi, muỗi khu vực xung quanh nhà. Liều lượng thấp, hiệu quả diệt côn trùng cao. Phân hủy dễ dàng theo hướng sinh học hầu như vô hại khi sử dụng.

Xem ngay…

Thuốc diệt mối Map sedan 48EC

Thuốc diệt mối Map Sedan 48EC giúp ngăn ngừa, phòng chống mối cho công trình xây dựng và vườn cây.


Quy cách sản phẩm: 
Đóng chai: 1 lít

Thành phần hoạt chất: 
Chlorpyrifos Ethyl: 400 g/lít
Thuoc diet moi Map sedan 48EC
Thuốc diệt mối Map sedan 48EC - Giải pháp phòng chống mối cho công trình và vườn cây

Đặc tính chung:

- Map Sedan 48 EC là thuốc diệt mối gốc lân hữu cơ, thuộc nhóm có tác dụng tiếp xúc.

- Map Sedan 48 EC dùng để trừ mối gây hại trong các công trình xây dựng như: nhà cửa, văn phòng, thư viện, kho tàng, đền chùa...

- Map Sedan 48 EC còn được sử dụng để trừ mối trên vườn cây.

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC DIỆT MỐI MAP SEDAN 48EC:

Nền, rãnh, vách nền: 
Đáy và các mặt bên của nền, rãnh: xử lý 5 lít dungdịch/mét tới. Phải xử lý suốt chiều dài rãnh bên trong tòa nhà.

Mặt đất dưới sàn: 
Xử lý 5 lít dung dịch/m2 mặt đất nơi sẽ đúc sàn. Phải đảm bảo thuốc bao phủ tốt chỗ dây cáp và đường ống đi vào tòa nhà.

Sàn treo: 
Diện tích của khoảng sàn và tường bao: xử lý 5 lít dung dịch/m2,đảm bảo thuốc bao phủ tốt chỗ dây cáp và đường ống đi vào tòa nhà.

Cột và xà: 
Mặt đáy của nền cột và xà: xử lý 5 lít dung dịch/m2 sau khi nén vàtrước khi đổ bê tông.

Mặt đất có lát nền: 
Xử lý 5 lít dung dịch/m2 mặt đất có lát, hàng hiên, bậcthềm ... nối với tòa nhà.


Xem ngay…

Thuốc diệt mối Lenfos 50EC

Thuốc diệt mối Lenfos 50EC - Sản phẩm chuyên dụng trong phòng chống mối, mọt cho công t rình xây dựng
Quy cách: 1000ml, 100ml
Sản xuất: Hockey International LTD., Anh Quốc
Thành phần:Chlorpyrifos ...........................500g /lít 
Dung môi và chất nhũ hoá ........................ 50 % w/v
Thuốc diệt mối Lenfos 50EC
Thuốc diệt mối Lenfos 50EC | Thuoc diet moi Lenfos 50EC
Hướng dẫn sử dụng Thuốc diệt mối Lenfos 50EC:
 + Lenfos 50EC là thuốc diệt mối có tác dụng tiếp xúc vị độc. Thuốc ngấm sâu và giữ chặt trong vùng xử lý, bảo vệ công trình trong nhiều năm
 + Lenfos 50EC diệt được nhiều loại mối gây hại cho các công trình xây dụng như: Nhà cửa, thư viện kho tàng, đê điều
 + Liều lượng pha: Pha dung dịch nồng độ 1,2%
 + Với công trình xây dựng: Tưới ướt đều với liều lượng 5 lít dung dịch thuốc choo mỗi mét vuông khu vực móng, mặt nền trước khi đổ hoặc lót sàn
 + Nhà cửa, đê điều, công trình có sẵn. Khoan lỗ cách nhau khoảng 50cm bơm khoảng 3 lít dung dịch cho mỗi mũi khoan vào vùng bị hại hoặc có nguy cơ bị mối tấn công
Xem ngay…

Con đường xâm nhập của mối vào công trình

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đó là điều kiện thuận lợi cho mối phát sinh và phát triển. Đặc điểm sinh học đầu tiên của mối là đời sống xã hội. Một tổ mối bao gồm: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ. Mối chúa là một cỗ máy đẻ trứng khổng lồ, chúng có thể đẻ cả ngày lẫn đêm. Ví dụ mối chúa Odontotermes có thể đẻ tới 20.000 quả trứng trong 1 ngày.
Con duong xam nhap cua moi vao cong trinh
Con đường xâm nhập của mối vào công trình.
Các con đường xâm nhập của mối vào công trình: 

-  Tổ mối có sẵn ở nền công trình tấn công lên.
-  Tổ mối từ các công trình lân cận xâm nhập sang
-  Do sự bay phân đàn của mối: Vào mùa mưa, ẩm từng đàn mối cánh đông đến hàng vạn con bay giao hoan phân đàn, nhờ gió đẩy chúng vào các công trình và trú ẩn ở các khe nhỏ khi có điều kiện thuận lợi một cặp mối cánh sẽ hình thành một tổ mối mới.

- Do con người đưa mối vào công trình thông qua các đồ gỗ, hay các vật dụng có sẵn mối.



Từ việc nắm được các con đường xâm nhập của mối vào công trình mà đưa ra biện pháp xử lý phòng chống mối cho thích hợp.


Xem ngay…

Phân công lao động trong tổ mối

Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần: Mối chúa và mối vua, mối thợ, mối lính, mối cánh.
Mối chúa và mối vua:
Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối chúa có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000-10.000 trứng. Mối vua có nhiệm vụ chuyên giao phối cho mối chúa.
Moi vua va moi chua
Mối vua và mối chúa
Mối thợ:
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc của loài mối như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, kiếm ăn, hút nước, nuôi mối chúa và mối vua, nuôi nấng mối non...
moi tho
Mối thợ
Mối lính:
Phân hóa từ mối thợ, mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công bảo vệ tổ và mối thợ khi đi kiếm ăn, cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương. Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
Moi linh
Mối lính
Mối cánh:
Là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của loài mối, khi ở trong tổ mối cánh chỉ là nhóm ăn hại, không trực tiếp kiếm ăn được mà phải nhờ đến mối thợ, nhưng các thành viên trong đàn vẫn cần mẫn phục vụ bởi chúng là những mối vua, mối chúa trong tương lai. Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuẩn bị có mưa lớn, mối cánh bắt đầu bay ra để bắt đầu thực thi trách nhiệm của mình là tìm chỗ tạo lập tổ tạm thời và sinh đẻ để duy trì nòi giống cho loài mối.
Moi canh
Mối cánh
Trong trường hợp tổ mối chính bị phá hủy, mối chúa và mối vua bị chết, ở tổ phụ ( cách xa tổ chính ) mối thợ có thể cho trứng nở thành mối vua và mối chúa mới để tiếp tục duy trì nòi giống loài mối. Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống.
Thức ăn của loài mối là chất cellulose của thực vật, trực tiếp khai thác là mối thợ, chúng có giác quan hai bên miệng, kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc.

Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng trong đường ruột của loài mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành những chất dinh dưỡng cung cấp cho mối.

Căn cứ vào phân công lao động trong tổ mối mà các nhà khoa học đã đưa ra biện pháp diệt mối tận gốc hiệu quả
Xem ngay…

Mối lính phải nhờ mối thợ mớm thức ăn?

Hỏi: Tôi nghe nói, trong tổ mối, mối lính không tự kiếm được thức ăn mà phải nhờ mối thợ mớm thức ăn cho, có đúng thế không? - Nguyễn Thu Minh (Hà Nội).
Mối lính phải nhờ mối thợ mớm thức ăn
Mối lính và mối thợ
PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất các chế phẩm sinh học: Mối lính là dạng chuyên hóa theo hướng không gặm gỗ và có chức năng chính là bảo vệ. Ngoài chức năng bảo vệ tổ, mối lính còn tham gia vào các nhiệm vụ khác như tìm nguồn thức ăn, tìm vị trí đắp đường mui và hướng dẫn mối thợ đến các vị trí đó. Đôi khi mối lính cũng tham gia vào quá trình đục khoét hang để mở đường, xây tổ. 

Do sự chuyên hóa cao độ nên mối lính không tự kiếm được thức ăn mà phải nhờ mối thợ mớm cho những thức ăn đã tiêu hóa sẵn trong dạ dày của mối thợ.

Xem thêm: Cách diệt mối hiệu quả?
Xem ngay…

Cách khảo sát phát hiện mối trong ngôi nhà của bạn

Mối là loài côn trùng ăn ngầm, chúng luôn tấn công từ bên trong ra bên ngoài vì vậy chúng ta phải có cách khảo sát phát hiện mối. Khi phát hiện các vật dụng, đồ dùng trong nhà có dấu hiệu bị mối tấn công, thì hầu như mọi thứ đều bị phá hủy và hư hại rất nặng. Vì vậy, chúng ta cần phải có kinh nghiệm, có cách nhận biết tổ mối và tìm ra tổ mối đang phá hoại hay bắt đầu làm tổ để tiến hành diệt mối.
  • Mối nhà Coptotermes,
  • Mối gỗ khô Cryptotermes,
  • Mối đất Odontotermes.
Cách khảo sát phát hiện mối trong ngôi nhà của bạn
Cách khảo sát phát hiện mối trong ngôi nhà của bạn

1. Cách nhận biết tổ mối, tìm ra tổ mối tại những nơi mối thường xuất hiện.

Khi nhận biết tổ mối người kiểm tra cần có những dụng cụ cần thiết như đèn pin, dao nhọn, tuôcnơvit, kính lúp…để tìm ra tổ mối. Đồng thời cần có một số kiến thức cơ bản về đặc tính sinh học của các giống và loài mối cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong việc nhận biết và tìm ra sự phá hoại của mối ở những nơi thường thấy nhất như: Những bộ phận tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất như móng nhà, góc tường nhà, sàn nhà tầng 1, bậc thềm, các cột nhà có một phần chôn xuống đất, gỗ ốp tường, cầu thang, bảng gỗ hoặc các ổ cắm điện, công tắc, những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún công trình kiến trúc.

2. Cách nhận biết tổ mối, tìm ra tổ mối qua những dấu vết bên ngoài đặc trưng.

Trong quá trình sinh sống, mối di chuyển từ nơi này đến nơi khác để di thực. Chúng thường đào những đường hầm ngầm trong gỗ, Mối đi lại trong tường nhà gạch thì đường hầm của chúng xuyên qua chỗ rỗng xốp của tường, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên ngoài, Trong trường hợp đường đi của mối có những chướng ngại vật mà chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng phải bò qua nơi tiếp xúc với không khí bằng cách xây dựng những đường mui để đi đến nơi lấy thức ăn.

Chính đặc tính này rất dễ cho việc nhận biết tổ mối và tìm ra tổ mối bằng mắt thường, Trong quá trình đào hang lấy thức ăn trong gỗ, chúng thường lấy đất thấm với nước bọt của chúng để bịt kín, những nơi mối đào hầm thông ra ngoài không khi như lỗ vũ hóa của các loài cánh cứng, các loài ong, những nơi có khuyết tật của gỗ như mắt chết, vết nứt nẻ của gỗ hoặc của kẽ mộng, cột, kèo và những chỗ giáp nối giữa các gỗ với gỗ, giữa gỗ với tường gạch, những đường ống mối này và các vết nứt mà mối cần bịt kín trên đường đi đều do mối thợ đảm nhiệm, có mối lính đi thăm dò, bảo vệ.

3. Cách nhận biết tổ mối, tìm ra tổ mối qua vết tích biểu hiện ngầm bên trong.

Khi kiểm tra bên tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà mắt thường không thấy đường mui và các vết đất bịt kín, các vết nứt nẻ trên gỗ và các kẽ mộng mà mối tạo nên….


Cách khảo sát phát hiện mối, tìm ra tổ mối dễ dàng nhất:

+ Dùng búa gõ vào bộ phận bằng gỗ tạo ra những âm thanh khác nhau: nếu âm thanh bục bục như gõ mõ là biểu hiện bên trong bị rỗng, trường hợp này cần kiểm tra xem xét kỹ hơn để phát hiện được mối, cần chú ý phân biệt với cây gỗ cũng kêu như tiếng mõ đối với cây gỗ rỗng ruột từ trước không có mối hoạt động bên trong
+ Dùng dao nhọn, tuốcnơvit xăm, chọc vào gỗ cũng có thể nhận biết được tổ mối và dễ dàng tìm ra tổ mối bên trong gỗ
Cách nhận biết tổ mối qua việc kiểm tra tất cả các tầng vì có nhiều trường hợp tầng 1, 2 không phát hiện tổ mối nhưng tầng 3, 4 lại có tổ mối xuất hiện.
Khi khảo sát phát hiện mối, dựa trên Đặc tính sinh học của các loài mối để xác định xem chúng thuộc loài mối gì để từ đó có biện pháp diệt mối thích hợp. Nếu cần sự tư vấn miễn phí của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ theo số hotline: 0986 440 222. 

Xem thêm: Cách diệt mối tận gốc hiệu quả
Xem ngay…

Đặc tính sinh học của các loài mối

Mối là côn trùng xã hội, chúng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, bao gồm: Mối gỗ ẩm, mối gỗ khô và mối đất. 
Đặc tính sinh học của các loài mối
Dac tinh sinh hoc cua cac loai moi
Đặc tính sinh học của của các loài mối như sau:
I - MỐI GỖ ẨM
Hình thái
5-10mm chiều dài, Màu nâu
Vòng đời
Mối chúa có thể đẻ hàng ngàn trứng một ngày. Trong phạm vi một tổ mối chỉ có một mối chúa và một mối vua.
Đặc tính sinh học
Tổ mối có thể chứa tới vài triệu con mối. Mối gỗ ẩm ưa thích điều kiện ẩm ướt. Ban đầu mối ăn gỗ mục nát xung quanh tổ. Sau khi đó chúng có thể gây hại tới các cấu trúc gỗ trong công trình. Đây là loài gặp phổ biến và gây hại nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.

II - MỐI GỖ KHÔ
Hình thái
Ấu trùng - 1mm dài, mờ trắng. Mối lính - 5mm ngực và bụng nhạt màu, đầu tối màu hơn. Mối trưởng thành – chiều dài cá thể lên đến 7mm, hoặc 11mm bao gồm cả cánh.
Vòng đời
Mối trưởng thành (mối cánh) phân đàn từ các tổ mối. Sau một chuyến bay ngắn và tìm được môi trường thuận lợi chúng xâm nhập và trút bỏ đôi cánh.
Khi con cái thu hút được một con đực và tìm kiếm được một khu vực phù hợp, ví dụ như một vết nứt trong một tấm gỗ khô, và bắt đầu một tổ mối mới.
Giao phối diễn ra trong suốt cuộc đời của mối chỉ tại khu vực này.
Sự phát triển tổ mối là chậm. Và sau 1 năm, mối vua và mối chúa chỉ có thể sinh sản 3 hoặc 4 ấu trùng. Các ấu trùng phát triển thành mối thợ, mối lính hoặc mối cánh.
Đặc tính sinh học
Chúng xâm hại các kết cấu gỗ khô.Chúng mở rộng tổ của chúng bằng cách ăn qua gỗ theo tất cả các hướng; cuối cùng để lại chỉ là một lớp vỏ gỗ đã hoàn toàn bị phá hoại bên trong. Mối gỗ khô thường bị phát hiện khi chúng ta phát hiện ra những hạt mùn gỗ mà chúng thải ra trong quá trình phá hoại.

III - MỐI ĐẤT
Hình thái
5-10mm chiều dài. Màu trắng, kích thước cá thể lớn, đầu màu nâu
Vòng đời
Mối chúa có thể đẻ hàng ngàn trứng trong một ngày. Mối vua vẫn chỉ hơi lớn hơn một cá thể mối thông thường, mối vua giao phối với mối chúa để duy trì số lượng cá thể mối trong tổ.
Đặc tính sinh học
Tổ được xây dựng trong đất. Loài mối này cũng rất phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, mối tạo ra những đường ống bằng đất để tránh bị khô khi tiếp xúc với không khí. Mối đất thường hoạt động theo cách riêng của chúng trên mặt đất để tiếp cận gỗ hoặc cellulose.

Xem thêm:  Diệt mối,  Thi công phòng chống mối


Xem ngay…