Mối chúa và mối vua:
Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối chúa có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000-10.000 trứng. Mối vua có nhiệm vụ chuyên giao phối cho mối chúa.
![]() |
Mối vua và mối chúa |
Mối thợ:
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc của loài mối như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, kiếm ăn, hút nước, nuôi mối chúa và mối vua, nuôi nấng mối non...
![]() |
Mối thợ |
Mối lính:
Phân hóa từ mối thợ, mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công bảo vệ tổ và mối thợ khi đi kiếm ăn, cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương. Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
![]() |
Mối lính |
Mối cánh:
Là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của loài mối, khi ở trong tổ mối cánh chỉ là nhóm ăn hại, không trực tiếp kiếm ăn được mà phải nhờ đến mối thợ, nhưng các thành viên trong đàn vẫn cần mẫn phục vụ bởi chúng là những mối vua, mối chúa trong tương lai. Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuẩn bị có mưa lớn, mối cánh bắt đầu bay ra để bắt đầu thực thi trách nhiệm của mình là tìm chỗ tạo lập tổ tạm thời và sinh đẻ để duy trì nòi giống cho loài mối.
![]() |
Mối cánh |
Trong trường hợp tổ mối chính bị phá hủy, mối chúa và mối vua bị chết, ở tổ phụ ( cách xa tổ chính ) mối thợ có thể cho trứng nở thành mối vua và mối chúa mới để tiếp tục duy trì nòi giống loài mối. Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống.
Thức ăn của loài mối là chất cellulose của thực vật, trực tiếp khai thác là mối thợ, chúng có giác quan hai bên miệng, kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc.
Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng trong đường ruột của loài mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành những chất dinh dưỡng cung cấp cho mối.
Căn cứ vào phân công lao động trong tổ mối mà các nhà khoa học đã đưa ra biện pháp diệt mối tận gốc hiệu quả
Căn cứ vào phân công lao động trong tổ mối mà các nhà khoa học đã đưa ra biện pháp diệt mối tận gốc hiệu quả